Bình tích áp suất và bình tích lưu lượng có tên gọi chung là bình tích áp hay bình điều áp, bình áp lực … là loại bình có tác dụng tích trữ áp lực để sử dụng cho các hệ thống thủy lực công nghiệp hay dân dụng nhằm mục đích điều hòa áp lực trong hệ thống hay bổ sung áp lực rò rỉ, tạo sự cân bằng giữa lực sinh ra và tải trọng của hệ hoặc nếu sử dụng trong hệ thống cấp nước thì thiêt bị này còn có tác dụng như giảm rung sóc cho máy bơm , giảm lượng bọt tạo ra bởi máy bơm , ngăn ngừa va chạm thủy lực giúp máy bơm làm việc đạt hiệu quả cao nhất đồng thời làm tăng tuổi thọ cho máy bơm.

So sánh bình tích áp suất và bình tích lưu lượng

 

Dù có tên gọi chung là bình tích áp, nhưng dựa vào mục đích sử dụng người ta chia ra là bình tích áp suất và bình tích lưu lượng. Vậy 2 loại này có đặc điểm gì chúng ta cùng so sánh dưới đây.

 

1) Bình tích áp suất. 

 

Loại này thường có kết cấu kiểu màng đặt trong vỏ cầu kim loại và hay sử dụng trong các cơ cấu kẹp giữ, phanh hoặc bổ sung rò rỉ áp lực .

 

Vỏ của bình được làm bằng kim loại thép không rỉ chịu được áp lực cao, Có thể chị được áp lực lên đến 10bar hay 16 bar. Bên trong bình là ruột bình được làm bằng vật liệu màng cao su và được liên thông với cửa dầu thủy lực vào/ra. Bộ phận này được ngăn cách với vỏ bình bằng cách nạp đầy khí Ni-tơ với một áp suất nhất định và được bịt kín đây cũng là bộ phận tạo áp của bình. Khi sử dụng, một lượng dầu thủy lực sẽ được dẫn vào trong vỏ bình qua cửa dầu và sẽ ép (nén) khí Ni-tơ trong bình lại tới một áp suất giới hạn. Khi hệ thống thủy lực có nhu cầu về lưu lượng hoặc áp suất (nhỏ hơn lưu lượng/áp suất đã được tích ở trong bình), nó có thể lấy ra từ bình tích áp. Như vậy, để cho chính xác nhất phải gọi là bình tích năng (Năng = Năng lượng = Áp suất x Lưu lượng)

 

2) Bình tích lưu lượng. 

 

Loại bình này sử dụng để tích lưu lượng dư trong chu trình hoạt động của máy hoặc hệ thống thủy lực để sử dụng trong mục đích khác. Loại này có kết cấu dạng túi cao su chứa trong vỏ bình thép (bladder) hoặc ống trụ (piston). Nó hay sử dụng trong các máy ép nhựa, đột dập kim loại, máy ép gạch, hệ thống cấp nước, hệ thống dẫn dầu …

 

Dưới đây là hình ảnh mô tả nguyên lý hoạt động của 2 loại bình trên và cấu tạo của nó.

 

nguyên lý hoạt động của bình tích áp

 

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp dạng túi

 

kết cấu bình tích áp

Kết cấu bình tích áp dạng túi

 

1- Van nạp khí.

 

2- Vỏ bình.

 

3- Túi cao su ( hay còn gọi là ruột bình tích áp ) .

 

4- Van nấm chống trào ngược sử dụng cho ruột bình.

 

5- Mặt bích được lắp ống xả (nối với đường dẫn của hệ thống )

 

Quý khách có thắc mắc gì về kỹ thuật của các sản phẩm bình tích áp hoặc Quý khách co nhu cầu sử dụng bình tích áp., Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0969 623 286 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Xin trân trọng cảm ơn !

 

Có thể Quý khách quan tâm Các yêu cầu an toàn khi sử dụng bình tích áp

 

 

4 nguyên nhân cơ bản khi máy bơm nước giếng khoan không lên nước

4 nguyên nhân cơ bản khi máy bơm nước giếng khoan không lên nước

Khi máy bơm không lên nước hãy tham khảo 4 nguyên nhân và cách khắc phục mà chúng tôi nêu dưới đây. Có thể nó sẽ giúp ích cho quý vị nắm bắt nguyên nhân để tự sửa chữa hoặc ít nhất không bị các cửa hàng sửa chữa “bịp” lỗi hỏng mà “ăn” thêm tiền Khi đọc đến..

Tháo lắp và bảo dưỡng bơm chìm nước thải Tsurumi đơn giản nhất

Tháo lắp và bảo dưỡng bơm chìm nước thải Tsurumi đơn giản nhất

Tsurumi – một thương hiệu máy bơm chìm nước thải xuất xứ Nhật Bản đang  là dòng bơm nước thải được sử dụng nhiều nhất thế giới hiện nay, không chỉ bởi chất lượng và những tính năng vượt trội của sản phẩm mà nhà sản xuất còn cung cấp cho khách hàng một sản..

Cấu tạo và thông số cơ bản của bình tích áp Varem

Cấu tạo và thông số cơ bản của bình tích áp Varem

Bình tích áp hay còn gọi là bình tích áp thủy lực là thiết bị dùng trong các hệ thống thủy lực nằm điều hòa áp lực trong hệ thống hoặc duy trì áp lực theo yêu cầu thiết kế. Các chức năng cơ bản của bình tích áp đó là: Ổn định áp suất hệ..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.